Bệnh văn phòng và cách phòng tránh
1. Hội chứng khô mắt
Công việc văn phòng thường liên quan đến máy tính. Khi làm việc vói màn hình, mắtthường nháy ít hơn 3 lần so với mức cần thiết. Nhãn cầu ít khi được làm ướt bằng nuớc mắt, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về mắt. Ngoài ra, ánh sáng phản chiếu từ màn hình ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực. Thị lực giảm làm tăng căng thẳng và mệt mỏi.
Cách phòng ngừa: Trước tiên, cần phải sắp xếp nơi làm việc một cách hợp lý. Khoảng cách từ mắt đến màn hình cần không dưới 60-80 cm, hạn chế tránh nhìn thẳng trực tiếp vào màn hình máy vitính (bạn có thể dùng tấm kính bảo vệ). Trung tâm màn hình nên thấp hơn tầm mắt một chút.
Trong ngày làm việc, cần thường xuyên luyện tập cho đôi mắt những động tác đơn giản:giữ đầu ở nguyên một tư thế, chuyển động mắt theo đường tròn: sang phải - xuống- sang trái - lên. Nhìn vào đầu mũi trong vài giây, sau đó nhìn ra xa. Mở mắt,nhẹ nhàng “vẽ” bằng mắt vào không khí hình số 8.
Hiện nay, các bác sĩ nhãn khoa thường khuyên sử dụng “nước mắt nhân tạo” có bán ở các nhà thuốc để giảm khô mắt. Đừng lạm dụng các loại thuốc làm co mạch dành cho mắt mệt mỏi, mắt đỏ. Loại này chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng khô mắt.Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa trước khi sử dụng. Mua máy tạo độ ẩm không khí cho phòng máy lạnh cũng là một cách hay để bảo vệ mắt.
2. Đau lưng
Khoảng 50% nhân viên văn phòng mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân là do nhân viên văn phòng ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ, một tư thế.
Cách phòng ngừa: thay đổi tư thế thường xuyên mỗi 30 phút sao cho cảm thấy thoải mái nhất.
Những bài tập đơn giản, bạn có thể thực hành mà không cần rời khỏi chỗ làm việc: quay đầu, xoay cổ tay, bàn chân; cúi đầu; ngồi trên ghế, nghiêng người về các hướng khác nhau (nếu ghế của bạn có thể xoay). Đây là một bài thể dục tốt cho cơ lưng.
3. Suy tĩnh mạch ở chân và bệnh trĩ
Đây là kết quả của tình trạng ít vận động. Máu trong các tĩnh mạch trở nên ngưng trệ, gây giãn tĩnh mạch
Cách phòng ngừa: cần bỏ thói quen ngồi vắt chân. Tư thế này làm máu chảy rất chậm. Thỉnh thoảng nên nghỉ vài phút. Bước chân tại chỗ, xoay bàn chân. Saungày làm việc, những lúc nghỉ ngơi nên để bàn chân hơi cao lên. Để ngăn ngừa bệnh trĩ, động tác sau đây rất hiệu quả: ngồi trên ghế, thỉnh thoảng co và giãn cơ mông.
4. Hội chứng ống cổ tay
Các nhân viên thường xuyên làm việc với máy tính với các động tác điều khiển chuột lặp đi lặp lại và gõ trên bàn phím nên thường có cảm giác tê ở bàn tay, ngứa ran và đau các ngón tay.
Cách phòng ngừa: nếu làm việc trước máy tính hơn 15 giờ một tuần trong mộtthời gian dài, nguy cơ mắc hội chứng này là rất cao. Thường xuyên nghỉ giải lao và làm các động tác thể dục; luôn lưu ý tư thế ngồi đứng khi làm việc. Nếu cảm thấy khó chịu, hãy tắm nước ấm với muối biển, sử dụng các loại kem chống viêm cũng có tác dụng tốt. Các bác sĩ Mỹ kết luận rằng sử dụng chuột có dáng khum lên sẽ giúp giảm tải cho cổ tay.
5. Béo phì
Thói quen thỉnh thoảng uống nước ngọt, cà phê, kẹo, bánh... của dân văn phòng dễ dẫn đến bệnh béo phì. Trong bảng xếp hạng những bệnh nguy hiểm nhất của nhân viên văn phòng, béo phì giữ vị trí đầu.
Cách phòng ngừa: làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Giờ nghỉ nên dành cho việc đi bộ. sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy. Luyện tập môn thể thao nào đó.