15 điều kiêng kỵ bạn cần biết khi đi lễ chùa

15 điều kiêng kỵ bạn cần biết khi đi lễ chùa

Đi chùa cầu phúc lộc đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Tuy nhiên, có những kiêng kỵ khi đặt chân vào chốn thanh tịnh này mà không phải ai cũng biết. 

1. Không bước vào bên trong bằng cửa chính

Một trong những kiêng kỵ đầu tiên khi đặt chân tới cửa chùa là bạn không được bước vào bên trong chùa bằng cửa chính. Vì theo lễ nghi nhà chùa, cửa chính chỉ dành riêng cho đức Phật, Ngọc đế, Quân vương mới được ra vào nên chỉ được bước vào bên trong chùa bằng cửa nằm một bên cửa chính. 

Bên cạnh đó, khi bước vào bên trong cũng không được dẫm chân lên bậc cửa, vì như thế sẽ phạm tội bất kính với đức Phật và bề trên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà nhiều ngôi chùa thường đóng cửa chính. 

2. Không đứng hoặc quỳ chính giữa phật đường

Khi bước vào bên trong phật đường, một trong những điều cấm kỵ là các phật tử không được quỳ hoặc đứng chính giữa phật đường để lễ Phật mà nên quỳ hoặc đứng chếch sang bên trái hoặc bên phải để hành lễ. 

3. Chỉ thắp hương bên ngoài hạn chế thắp hương bên trong chùa


Chỉ thắp hương ở bên ngoài

Khi đi chùa lễ Phật bạn chỉ nên thắp hương tại những âm thờ, đỉnh hương đặt ở bên ngoài khuôn viên nhà chùa. Hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì như thế có thể ảnh hưởng đến tượng Phật và pháp khí của chùa.

4. Khi đi vòng quanh tượng Phật nên đi theo chiều từ phải sang trái

Khi bước chân vào bên trong phật đường bạn nên đi vòng tượng Phật theo chiều từ phải sang trái và niệm “A di đà Phật”. Theo quan niệm của nhà chùa, nếu bạn hành lễ theo nghi thức này sẽ được hưởng 5 điều phúc đức là: siêu sinh đạo niết bàn; hậu sinh đoan chính; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; đẹp; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý.

5. Không tùy tiện quay phim, chụp ảnh nơi cửa chùa


Không tùy tiện chụp hình, quay phim nơi cửa chùa

Khi đến chùa hành lễ, vãn cảnh không được tùy tiện quay phim và chụp ảnh quanh cảnh trong chùa. Khi đứng khấn lạy nên đứng chếch sang một bên bàn thờ tuyệt đối không đứng đối diện với bàn thờ.

6. Chào tăng ni và sư trụ trì trong chùa bằng câu “A di đà Phật”

Khi đi chùa nếu gặp các tăng ni, sư trụ trì trong chùa, nên bắt đầu bằng câu “A di đà Phật”. Và khi từ biệt các sư trong chùa để ra về cũng nên nói lại câu này. Điều này sẽ mang lại công đức vô lượng cho người vãn cảnh chùa và nhà chùa. 

7. Khi đi chùa phải mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ và lịch sự


Ảnh minh họa

Khi đi lễ chùa bạn không nên mặc những bộ quần áo lòe loẹt, sặc sỡ, những chiếc váy đầm quá ngắn, trang phục hở hang phản cảm mà nên mặc những bộ quần áo giản dị, gọn gàng, sạch sẽ. Mặc những bộ trang phục phản cảm, lố lăng đến cửa chùa sẽ phạm giới, bất kính, công quả tiêu tán, quả báo vô cùng. Ngoài ra cũng không được cho trẻ em chạy loạn ở khu vực tam bảo, nghịch phá đồ cúng tế, sờ tượng Phật.

8. Không dâng lễ mặn ở khu vực chính điện của chùa

Theo lễ nghi nhà chùa khu vực Phật điện tức là nơi thờ chính của chùa chỉ được dâng đặt lễ chay, thanh tịnh. Vì thế khi vào chùa dâng lễ các phật tử và người đi chùa cần tránh đặt lễ mặn ở ngay chính điện. Lễ mặn chỉ nên đặt ở khu vực thờ tự các vị Đức Ông, Thánh Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ.

9. Khi đứng trước tượng Phật nên cung kính, tôn nghiêm


Khi đứng trước tượng Phật phải cung kính và tôn nghiêm

Khi hành lễ trước tượng Phật nên cung kính, tôn nghiêm không được ngó ngang, quay dọc. Nếu muốn vãn cảnh chùa thì nên đứng từ bên ngoài để nhìn ngắm. 

10. Kkông tự ý lấy hoặc sử dụng bất cứ đồ dùng nào của nhà chùa

Khi đi chùa tuyệt đối không tự ý lấy hoặc sử dụng bất cứ đồ dùng nào của nhà chùa. Vì theo kinh sách và lễ nghi truyền thống đây được gọi là hành vi “đạo dụng thập phương thường trụ”, tức là trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dường. Người phạm vào giới luật này khi chết sẽ bị giam xuống 9 tầng địa ngục, chịu khổ vô biên. 

11. Khi thụ lộc tài chùa nên lưu lại chút công đức


Khi thụ lộc ở chùa nên để lại chút công đức

Khi được thụ lộc tài ở chùa thì nên lưu lại chút công đức dù nhiều hay ít. Không nên xem đó là việc đương nhiên sư trù trì cho thì nhận. Vì điều này sẽ phạm tội “luân đạo thực quả báo” là căn nguyên rơi vào địa ngục khi chết.

12. Khi vào phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, gây ồn ào hỗn tạp

Phật đường, tam bảo là nơi tôn nghiêm có giới hương, đinh hương, chân hương nên phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh nên khi đặt chân vào bên trong phật đường hoặc tam bảo không nên đi giày dép, hút thuốc, nhai trầu, đi lại nói chuyện ồn ào, hỗn tạp. Vì theo lễ nghi nhà Phật tội náo loạn tam bảo là tội không hề nhỏ. 

13. Không được nằm và khạc nhổ bừa bãi trong phật đường

Khi bước chân vào bên trong phật đường và tam bảo tuyệt đối không được nói chuyện ồn ào, bình phẩm, nằm hoặc ngồi cũng như tùy tiện hắt hơi, khạc nhổ bừa bãi vì như vậy sẽ phạm tối bất kính. 

14. Không đặt vàng mã và tiền âm phủ lên bàn thờ Phật tại chùa

Tiền âm phủ, vàng mã chỉ dành để thờ cúng thần linh, Thánh Mẫu hoặc thờ Đức Ông. Do vậy khi đi chùa, không nên sắm vàng mã hoặc tiền âm phủ để đặt lên bàn thờ cúng Phật. Tiền thật thì nên bỏ vào hòm công đức. 

15. Không mang theo đồ đạc lỉnh kỉnh khi vào điện tam bảo bái Phật

Khi vào điện tam bảo để lễ Phật tuyệt đối không mang theo đồ dùng lỉnh kỉnh như mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc… Nếu đặt những đồ dùng cá nhân trên bàn, chiếu hoặc trong một góc tam bảo thì mọi công quả tu dưỡng đều tiêu tan. Vì thế khi đi chùa không nên mang theo quá nhiều tư trang bên mình đặc biệt là khi bước chân vào hành lễ ở khu vực điện tam bảo.

(Nguồn: Yeutre.vn)





Hiệp Hội Phát Triển Hàng Tiêu Dùng Việt Nam